Chiều dài bề ngoài và chiều dài thực tế có phương pháp đo khác nhau.

Gần đây, danh sách những mỹ nhân có cặp chân dài nhất làng mẫu Việt được công chúng quan tâm bởi trong đó xuất hiện không ít nhân vật có số đo vượt xa 112 cm của Thanh Hằng - người từng được coi là "đệ nhất chân dài". Vậy chiều dài đôi chân thực sự được đo như thế nào?

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), đôi chân chúng ta có chiều dài bề ngoài và chiều dài thực tế. Cách đo:

- Chiều dài bề ngoài: Đo từ rốn đến đến mắt cá chân phía trong.

- Chiều dài thực tế: Đo từ xương hông đến mắt cá phía trong của cùng chân đó.

cach-do-chieu-dai-doi-chan

Ngoài ra, để biết tỷ lệ đôi chân là dài, ngắn hay vừa vặn so với cơ thể, người ta dựa vào chỉ số Skelie. Công thức:

Chỉ số Skelie = (Chiều cao đứng – chiều cao ngồi) : chiều cao ngồi x 100.

Chỉ số này sẽ nằm trong khoảng từ 70 đến 100. Nhỏ hơn 84,9 là chân ngắn, 85-89 là chân vừa phải, trên 89 là chân dài.

- Cách đo chiều cao đứng: Đứng thẳng, dựa sát tường sao cho đầu, lưng, mông và gót chân chạm nhẹ vào tường. Đo lấy chiều dài từ gót tới đỉnh đầu.

- Cách đo chiều cao ngồi: Ngồi thẳng, dựa sát tường. Đo lấy chiều dài từ nền tới đỉnh đầu.

cach-do-chieu-dai-doi-chan-1

Cách đo chiều cao ngồi.

Studs

Nhãn:

Đăng nhận xét

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.